Trong bối cảnh nguồn cung than cho khu vực phi điện bị cắt giảm, ngành công nghiệp nhôm buộc phải sử dụng nguồn điện đắt đỏ từ lưới điện.
Tình trạng thiếu than cho ngành điện đang dần được cải thiện nhưng lĩnh vực phi điện vẫn lao đao vì thiếu than. Trong bối cảnh nguồn cung than cho khu vực phi điện bị cắt giảm, ngành công nghiệp nhôm buộc phải sử dụng nguồn điện đắt đỏ từ lưới điện. Công ty TNHH Than Ấn Độ hôm thứ Ba cho biết việc cung cấp than tạm thời được ưu tiên cho các nhà sản xuất điện để bổ sung nguồn than đang cạn kiệt của họ.
“Với vị thế tồn kho thấp ở nhà máy do sự bứt phá trong các hoạt động kinh tế trong giai đoạn sau đợt thứ hai của Covid-19”.
Việc cắt giảm nguồn cung này đang đặt ra thách thức lớn đối với các nhà sản xuất nhôm Ấn Độ. Một người trong ngành từ công ty sản xuất nhôm hàng đầu của Ấn Độ nói với Business Today rằng: những dấu hiệu ban đầu về sự cải thiện nhỏ đang diển ra từ phía các nhà cung cấp, nhưng cuộc khủng hoảng đối với lĩnh vực phi năng lượng vẫn đang tiếp diễn và lượng than cung cấp cho họ vẫn bị cắt giảm.
Trước đây, Hiệp hội Nhôm trong một bức thư cầu xin chính phủ nói rằng ngành công nghiệp nhôm đã không nhận được bất kỳ sự cứu trợ nào liên quan đến cuộc khủng hoảng cung cấp than đang diễn ra. Và các nhà máy sản xuất nhôm của Ấn Độ đang phải vật lộn với lượng than tồn kho ở mức cực kỳ thấp, không có biện pháp sử dụng hoặc phương tiện thay thế nào để đáp ứng nhu cầu điện và duy trì hoạt động của các nhà máy. Hiệp hội cũng cho rằng, nếu nguồn cung cấp than không được khôi phục ngay lập tức sẽ dẫn đến thiệt hại không thể thu hồi đối với các tài sản quốc gia này.
Trong một bức thư viết về việc khôi phục cung cấp than cho lĩnh vực phi điện, Hiệp hội Nhôm đã chỉ ra hậu quả của việc nhà máy nhôm bị mất điện. “Bất kỳ sự cố mất điện nào ở nhà máy nhôm sẽ dẫn đến tác động thảm khốc và việc đóng cửa hoàn toàn sẽ mất ít nhất 12 tháng để phục hồi, dẫn đến mất việc làm của hơn 80.000 người, các ngân hàng sẽ phải gánh khoản nợ hơn Rs 1 lakh crore (100 tỷ Rupee) và thêm doanh thu quốc gia mất khoảng 900 tỷ Rupee tương đương 12 tỷ USD”, bức thư viết.
Theo các chuyên gia, nhu cầu điện từ sản xuất và các lĩnh vực khác tăng mạnh; nguồn cung thấp từ trữ lượng than do mưa lớn ở Gujarat, Punjab, Rajasthan, Delhi và Tamil Nadu; tăng nhu cầu điện trong bối cảnh kinh tế phục hồi nhanh hơn dự kiến; và nhập khẩu than giảm 40% là một số trong những yếu tố thúc đẩy cường quốc này và cuộc khủng hoảng than ở Ấn Độ.
Thế Anh
theo: businesstoday.in